Vấn đề về các loại phí xin visa đi Mỹ luôn nhận được sự quan rất lớn do đó chúng tôi xin được tổng hợp một cách chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu nhất cho bạn dễ nắm bắt nhé, do đó đừng bỏ qua bài viết bổ ích này.

chi phí xin visa đi Mỹ

2 lưu ý quan trọng khi nộp chi phí xin visa đi Mỹ

  • Bạn nên lưu ý nhé, dù các khoản chi phí xin visa đi Mỹ được liệt kê bằng đô-la nhưng bạn phải thanh toán bằng loại tiền của quốc gia mình. Bạn có thể trả phí tại bất kỳ địa điểm nào của Bưu điện Việt Nam.
  • Ngoài ra bạn cũng nên biết là chi phí xin visa đi Mỹ của bạn là không thể hoàn trả và bạn không thể chuyển nhượng lệ phí này sang cho người khác. Bạn sẽ nhận được biên nhận sau khi trả phí xét đơn xin Thị thực. Biên nhận này có hiệu lực trong một năm kể từ ngày thanh toán và cho phép bạn đặt lịch hẹn phỏng vấn tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, bạn phải đặt lịch hẹn phỏng vấn trong thời gian biên nhận còn hiệu lực, tức là phải đặt lịch hẹn phỏng vấn trong vòng một năm kể từ ngày thanh toán lệ phí. Nếu bạn không đặt lịch hẹn phỏng vấn trong vòng một năm kể từ ngày đóng lệ phí thì biên nhận sẽ hết hạn, bạn sẽ không thể đặt lịch hẹn phỏng vấn, bạn phải đóng lệ phí mới và bắt đầu quy trình một lần nữa.

Các loại chi phí xin visa đi Mỹ bạn nên biết

1. Lệ phí xét đơn

Hiện nay, lệ phí xét đơn được áp dụng cho một đơn xin Visa Mỹ. Lệ phí xét đơn cho loại Visa Mỹ không định cư phổ biến nhất là 160 đô-la Mỹ. Các loại Visa này bao gồm: Visa du lịch, công tác, sinh viên và trao đổi. Hầu hết các thị thực dựa trên giấy bảo lãnh, như thị thực công tác và tôn giáo, có mức phí là 190 đô-la Mỹ. Lệ phí xin Visa Mỹ loại K là 265 đô-la Mỹ Visa loại E là 205 đô-la Mỹ. Các bảng bên dưới cung cấp danh sách đầy đủ hơn về các loại Visa và khoản lệ phí.

2. Lệ phí Cấp Thị Thực Không định cư

Lệ phí cấp thị thực không định cư này là từ đương đơn các quốc gia nhất định có thể phải trả lệ phí cấp thị thực sau khi đơn của họ được chấp thuận. Các khoản phí này dựa trên chính sách “tương hỗ” (tức là dựa trên mức phí mà quốc gia khác áp dụng đối với công dân Hoa Kỳ cho loại thị thực tương tự).

chi phí xin visa đi Mỹ

Mỹ luôn cố gắng loại bỏ lệ phí cấp thị thực bất cứ khi nào có thể, tuy nhiên, nếu một chính phủ nước ngoài áp dụng khoản phí này đối với công dân Hoa Kỳ cho các loại thị thực nhất định, Hoa Kỳ sẽ áp dụng lệ phí “tương hỗ” đối với công dân của quốc gia đó cho các loại thị thực tương tự. Trang web của Bộ Ngoại giao có thêm thông tin về lệ phí cấp thị thực và có thể giúp bạn xác định liệu lệ phí cấp thị thực có áp dụng đối với quốc tịch của bạn không.

3. Lệ phí SEVIS

Lệ phí SEVIS còn được hiểu là hệ thống theo dõi sinh viên và Khách Trao đổi là một hệ thống kiểm tra trực tuyến các hoạt động của khách mang thị thực loại F, M và J (và các thành viên gia đình của họ), kể từ thời điểm khách nhận giấy tờ đầu tiên (I-20 hoặc DS-2019) cho tới khi họ tốt nghiệp/rời khỏi trường học hoặc kết thúc/rời khỏi chương trình.

Bạn cần kiểm tra với trường học ở Hoa Kỳ để đảm bảo thông tin của bạn đã được nhập vào hệ thống SEVIS. Bạn sẽ cần trả lệ phí SEVIS riêng cùng với lệ phí xét đơn xin thị thực. Đối với học sinh có Mẫu đơn I-20, lệ phí SEVIS là 200 đô-la Mỹ. Đối với hầu hết các khách trao đổi có Mẫu đơn DS-2019, lệ phí SEVIS là 180 đô-la Mỹ. Chứng từ thanh toán lệ phí phải được cung cấp trước khi cấp thị thực cho sinh viên hoặc khách trao đổi. Các loại phí này không thể thanh toán tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ. 

4. Ngoại lệ đối với Lệ phí SEVIS

Khi bạn tham gia vào chương trình do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ (Chương trình có mã bắt đầu bằng G-1, G-2, G-3, G-7) thì lúc ấy bạn không cần trả lệ phí SEVIS.

5. Phí Xin thị thực Blanket L 

Phí xin thị thực Blanket L hay còn được hiểu là lệ phí Phát hiện và Ngăn chặn Gian lận, khi các đương đơn lần đầu xin thị thực theo diện blanket L-1 phải đóng lệ phí Phát hiện và Phòng chống Giả mạo 500 Đô-la Mỹ.  Đương đơn đóng lệ phí này bằng tiền mặt Việt Nam Đồng hoặc Đô-la Mỹ hoặc đóng bằng thẻ tín dụng tại quầy thu ngân của bộ phận Lãnh sự vào ngày phỏng vấn. Đương đơn sẽ phải đóng lại lệ phí Phát hiện và Phòng chống Giả mạo nếu đương đơn xin lại thị thực theo diện blanket L-1 và sử dụng mẫu đơn I-129S mới.

Không chỉ vậy,  khi bạn xin thị thực diện Blanket L-1 sẽ phải đóng thêm khoản phí an ninh US$4,500 theo quy định của Luật Ngân sách tổng hợp nếu công ty bảo lãnh có trên 50 nhân viên ở Hoa Kỳ và hơn 50 phần trăm số nhân viên đó làm việc theo thị thực diện H-1B hoặc L. Đương đơn đóng khoản phí này bằng tiền mặt Việt Nam Đồng hoặc Đô-la Mỹ hoặc đóng bằng thẻ tín dụng trực tiếp tại quầy thu ngân của bộ phận Lãnh sự vào ngày phỏng vấn.

chi phí xin visa đi Mỹ

Tất nhiên, đến với DBH bạn luôn có được các giải pháp tốt sao cho mức phí phải đóng visa đi Mỹ luôn phù hợp với hạn mức tài chính mà bạn có thể đáp ứng được, kể cả những trường hợp khó xin visa hay phải tốn nhiều chi phí mới có được visa.

Tin liên quan